Trong xây dựng hiện nay, bước đầu tiên quan trọng nhất để đảm bảo độ kiên cố và thẩm mỹ cho nhà ở là xây nhà phần thô. Bởi độ chắc chắn và an toàn dành cho công trình, tuy nhiên với nhiều đơn vị họ chủ quan và không xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thi công để xảy ra những sai lầm không đáng có. Vậy bạn muốn biết những sai lầm đó là gì thì hãy cùng Đại Thiện Sang xem hết bài viết dưới đây nhé!
XÂY NHÀ PHẦN THÔ LÀ GÌ?
Xây nhà phần thô là giai đoạn quan trọng quyết định đến độ an toàn và sự bền vững của ngôi nhà. Sử dụng các vật tư, vật liệu để thi công lên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Đòi hỏi các đơn vị xây dựng phải có tay nghề và chuyên môn cao trong lĩnh vực xây dựng, mới có thể đáp ứng được độ kiên cố cho công trình.
NHỮNG SAI LẦM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XÂY NHÀ PHẦN THÔ
Tại Đại Thiện Sang, chúng tôi sẽ nêu rõ những sai lầm và cách khắc phục dành cho bạn trong xây nhà phần thô để đảm bảo được an toàn và chắc chắn cho công trình nhé:
1. Giai đoạn chuẩn bị
Không khảo sát địa chất: Không xem xét kỹ lưỡng phần đất nền, dẫn tới tình trạng chọn sai loại móng và gây ra sập đổ công trình.
=> Cách khắc phục: Tìm kiếm và chọn lọc ra đơn vị phù hợp để khảo sát địa chất uy tín, chất lượng.
Thiết kế sơ sài: Thiết kế không đúng với nhu cầu của gia chủ, dẫn tới việc phải sửa chữa nhiều lần, gây ra tình trạng hư hỏng công trình.
=> Cách khắc phục: Trọng tâm kỹ vào bản vẽ kiến trúc nhà ở, lựa chọn đơn vị kiến trúc sư uy tín có mặt trên thị trường.
Không xin phép công trình xây dựng: Việc chủ quan không xin phép công trình dẫn tới việc cơ quan nhà nước xuống kiểm tra giấy tờ và phạt tiền.
=> Cách khắc phục: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ về xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công được diễn ra suôn sẻ.
Không dự trù chi phí: Không dự trù có thể sẽ gây ra ảnh hưởng về công trình bởi thiết vật liệu, vật tư.
=> Cách khắc phục: Bạn cần dự trù một khoảng để phòng hờ việc phát sinh thêm vật liệu, vật tư trong quá trình xây dựng nhà ở.
2. Giai đoạn thi công móng
Đổ bê tông khi trời mưa to: Việc đổ tông vào trời mưa là điều không thể, bởi ẩm ướt và hư hỏng nặng nề cho bê tông.
=> Cách khắc phục: Đổ bê tông cần thực hiện vào trời nắng để có thể nhanh khô và đảm bảo không bị ẩm mốc, nứt nẻ.
Bảo dưỡng bê tông không đúng cách: Mất nước bên trong bê tông và xảy ra các tình trạng như nứt nẻ, sụt lún.
=> Cách khắc phục: Tưới nước thường xuyên cho bê tông trong khoảng 7-10 ngày đầu.
Thép móng không đúng tiêu chuẩn: Không đúng tiêu chuẩn sẽ dẫn tới việc khó chịu lực và gây ra tình trạng sập đổ nhà ở.
=> Cách khắc phục: Kiểm tra kỹ lưỡng thép móng trước khi đổ bê tông.
3. Giai đoạn thi công cột, dầm, sàn
Cốt thép không đúng chủng loại và han gỉ: Không đúng chủng loại trong thi công tùy vào hạng mục nhà ở sẽ dẫn đến việc không chịu được lực và gây nguy hiểm.
=> Cách khắc phục: Kiểm tra kỹ lưỡng cốt thép đã đảm bảo tiêu chuẩn chưa, không gây ra tình trạng han gỉ.
Cốp pha không đảm bảo chắc chắn: Không đảm bảo được kích thước, hình dạng thiết kế. Có thể gây ra tình trạng cong vênh.
=> Cách khắc phục: Sử dụng cốp pha đúng tiêu chuẩn và đảm bảo được chất lượng trước khi thi công.
Không đầm kỹ bê tông cột, dầm, sàn: Không đầm kỹ dẫn tới bê tông bị rỗng và gây ra tình trạng không chịu lực được.
=> Cách khắc phục: Sử dụng máy đầm dùi để đảm bảo bê tông được chắc chắn.
4. Giai đoạn xây tường
Xây tường không đúng cấu trúc: Ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình, gây khó khăn cho việc tô trát, ốp lát tường nhà.
=> Cách khắc phục: Sử dụng thước đo để đảm bảo được việc xây tường đúng với kích thước và cấu trúc.
Không tưới nước cho tường: Tường cũng mất nước nếu không được tưới nước thường xuyên.
=> Cách khắc phục: Chú ý tưới nước thường xuyên để tránh hư hỏng mặt trường.
Không chừa lỗ để lắp đặt đường điện, nước: Thi công thường sẽ quên việc chừa lỗ, dẫn tới việc phải khoan, đập gây mất thẩm mỹ tường nhà.
=> Cách khắc phục: Xác định đường điện và nước để đánh dấu và tránh xây đè lên phần đó.
Không chống thấm cho tường: Lâu ngày sẽ gặp các tình trạng như ẩm mốc, nứt nẻ và bong tróc sơn.
=> Cách khắc phục: Sử dụng sơn chống thấm để đảm bảo bề mặt tường trong trạng thái mới và thẩm mỹ.
5. Giai đoạn thi công mái
Độ dốc mái không đủ: Nước mưa có thể tràn vào nhà do việc thi công không đủ độ dốc.
=> Cách khắc phục: Thiết kế độ dốc mái theo đúng tiêu chuẩn.
Lợp mái không đúng kỹ thuật: Gây ra tình trạng dột mưa và xô lệch phần mái.
=> Cách khắc phục: Chú ý về các mối nối đảm bảo kín khít.
KẾT LUẬN
Đại Thiện Sang vừa chia sẻ về những sai lầm khi xây nhà thô và cách khắc phục về những vấn đề đó. Rất mong qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những công đoạn thi công đảm bảo chất lượng và uy tín nhé!